Có thể hiểu nôm na keyword mapping, hay còn gọi là chỉ định/ gán từ khóa là quá trình chọn từ khóa cho các trang có liên quan trên trang web. Mỗi chiến dịch SEO phải bắt đầu bằng keyword mapping và nên thực hiện thường xuyên để làm phong phú trang web của mình với các từ khóa mới.
Để dễ hình dung hơn, trong hướng dẫn này chúng ta sẽ làm keyword mapping cho chính một website thật chuyên bán các sản phẩm thân thiện môi trường.
Dành cho bạn: Cách triển khai Content Marketing hiệu quả nhất 2021
Tại sao lại cần lập keyword mapping?
Keyword mapping, hay còn gọi là lập bản đồ cho từ khóa, là việc phải làm đối với bất kỳ SEO hoặc chủ sở hữu trang web nào vì nó giúp bạn tinh chỉnh chiến lược nội dung của mình theo những cách sau:
- Tìm từ khóa còn thiếu. Trang web có thể không được xếp hạng cao chỉ vì chiến lược nội dung của bạn không bao gồm tất cả các từ khóa cần thiết. Lập bản đồ từ khóa sẽ giúp bạn tìm thấy những từ khóa còn thiếu đó và nhắm vào chúng bằng các trang có liên quan (hoặc thậm chí tạo trang mới cho chúng).
- Tìm từ khóa trùng lặp. Việc sử dụng các từ khóa giống nhau trên các trang khác nhau có thể dẫn đến mất thứ hạng cao và trùng lặp nội dung. Keyword mapping sẽ giúp bạn chỉ định từ khóa cho các trang mục tiêu duy nhất mà không gây xung đột với nhau.
- Hợp lý hóa liên kết nội bộ (internal link). Nếu các từ khóa được tổ chức đúng cách và được gán tới các trang web cụ thể, bạn sẽ tổ chức hiệu quả việc xây dựng liên kết nội bộ của mình nhằm kết hợp các trang có liên quan lại với nhau.
Bước 1. Tạo danh sách các từ khóa mục tiêu
Keyword mapping bắt đầu với việc nghiên cứu từ khóa thích hợp để tìm tất cả các từ bạn đã xếp hạng, cũng như các từ khóa mới bạn muốn nhắm đến.
Bạn có thể kiểm tra những từ khóa nào đã mang lại lưu lượng truy cập cho bạn với Google Search Console và tìm các ý tưởng từ khóa mới với Google Analytics. Hiện chúng ta không có bất kỳ thông tin đăng nhập tài khoản Google nào cho trang web đang lấy làm ví dụ, nên thay vào đó chúng ta truy cập Rank Tracker, một công cụ hoàn hảo thay thế Search Console và Google Analytics và cung cấp cơ sở dữ liệu từ khóa mà bất kỳ trang web nào xếp hạng.
Chúng ta truy cập công cụ và tạo một dự án cho trang web. Sau đó chọn Keyword Research > Ranking Keywords sử dụng để thay thế Search Console. tiếp theo nhập tên miền của mình để xem danh sách các từ khóa đã đưa khách truy cập đến trang web.
Bây giờ chúng ta đã tìm các từ khóa mà trang web chưa xếp hạng nhưng muốn thêm vào chiến lược SEO.
Đối với trang web này, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp: Realated Searches (tìm kiếm liên quan) để xem những gì người dùng tìm kiếm trên Google, dùng tính năng TF-IDF explorer để khám phá một số ý mới cho nội dung và dùng tính năng Ranking Keywords để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hàng đầu.
Trong Keyword Research > Related Searches, hãy nhập một số seed keywords (từ khóa chung mô tả các đề tài có liên quan đến đối tượng của bạn) và chọn Search để nhận danh sách các tìm kiếm liên quan của Google.
Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang TF-IDF Explorer. Công cụ này giúp tìm các từ khóa được sử dụng thường xuyên nhất từ các đối thủ cạnh tranh SERP hàng đầu.
Tương tự như trên, chọn Keyword Research > TF-IDF Explorer và nhập một số seed keywords. Công cụ sẽ đưa ra một danh sách khổng lồ các từ khóa của đối thủ cạnh tranh và chúng ta cũng sẽ tận dụng những keywords đó trong chiến lược SEO của mình.
Để kiểm tra các từ khóa xếp hạng của đối thủ cạnh tranh, chúng ta quay lại mục Keyword Research > Ranking Keywords và nhập tên miền của đối thủ cạnh tranh:
Để xem tất cả các từ khóa đã thu thập, truy cập Keyword Research > Keyword Sandbox.
Nếu xem qua các từ khóa đã thu thập, có thể thấy rằng một số từ khóa trong số đó khá khó hiểu – lượng tìm kiếm có thể quá thấp hoặc các từ khóa không liên quan. Vì vậy, chúng ta sẽ dọn dẹp danh sách từ khóa của mình để loại trừ các kết quả vô ích.
Trong mục Keyword Sandbox, hãy bật các bộ lọc để loại trừ các từ khóa không có khả năng mang lại bất kỳ lưu lượng truy cập nào (# of Searches > more than > ví dụ, 50). Trong trường hợp này, có thể thấy quá nhiều từ khóa ngắn (1 – 2 từ) không liên quan, vì thế chúng ta loại trừ chúng để tiếp tục với các từ khóa đuôi dài (Keyword Length > more than > 2):
Bước 2. Nhóm các từ khóa theo chủ đề
Sau khi đã thu thập các từ khóa, chúng ta sắp xếp chúng thành các nhóm để sau đó chỉ định cho các trang mục tiêu. Để thực hiện, ta sử dụng tính năng Keyword Map trong rank Tracker và di chuyển tất cả các từ khóa của mình vào đó.
Trong mục Keyword Sandbox, nhấp chuột phải vào thư mục All keywords và chọn Move to Rank Tracking.
Sự tương đồng về ngữ nghĩa
Các nhóm từ khóa của bạn phải được phân loại dựa trên chủ đề. Lý tưởng nhất là sắp xếp các từ khóa thành các nhóm nhỏ từ đồng nghĩa và nhắm mục tiêu mỗi nhóm vào một trang. Quá trình này đòi hỏi nhiều thao tác thủ công tốn thời gian, nhưng bạn có thể làm cho nó dễ dàng hơn bằng tính năng phân nhóm tự động của Rank Tracker.
Trong Target keywords > Keyword Map, nhấp chuột phải vào thư mục All Keywords chọn Regroup, và chọn mức độ tương đồng về ngữ nghĩa.
Ghi chú: Nếu các từ khóa của mình đã được tự động nhóm lại theo URL của các trang xếp hạng, vẫn có thể dễ dàng nhóm lại chúng (bằng cách nhấp vào cùng một Nhóm) để thuận tiện cho bạn.
Bây giờ các từ khóa đã được chia theo các nhóm ngữ nghĩa:
Các nhóm được tạo tự động này cần phải được sửa đổi, đặc biệt nếu có hơn 10 từ khóa trong một nhóm. Mở một nhóm và xem qua các từ khóa bên trong.
Trong ví dụ này, chúng ta có một nhóm có tên Plastic, chứa 27 từ khóa. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn sẽ thấy các từ khóa plastic free face wash và plastic free razors mô tả các sản phẩm khác nhau được bán trên các trang khác nhau trong cùng website. Vì vậy, những từ khóa này không thể được thêm vào một nhóm.
Một số từ khóa như plastic dispenser pump (máy bơm nhựa) hoặc half gallon plastic bags (túi nhựa) là không liên quan vì trang web đang dùng làm ví dụ là chuyên những sản phẩm không làm từ nhựa.
Vì vậy, hãy loại bỏ các từ khóa không có liên quan (nhấp chuột phải vào từ khóa> nhấp Remove Keyword(s)), và phân loại thủ công các từ khóa tương tự vào các nhóm có liên quan.
Mục đích tìm kiếm
Sau khi các nhóm chủ đề đã sẵn sàng, có thể thấy một số mục đích tìm kiếm bị xung đột nhau. Khi Google chọn các kết quả khác nhau cho các mục đích tìm kiếm khác nhau, sẽ không có cách nào để xếp hạng cho tất cả các mục đích tìm kiếm bị xung đột đó vào một trang duy nhất. Vì vậy, ta phải tạo các nhóm từ khóa nhỏ hơn dựa trên mục đích tìm kiếm của từ khóa đó.
Có bốn loại mục đích tìm kiếm của từ khóa:
- Navigational (Điều hướng). Đây chủ yếu là những từ khóa chung chung cho phép người dùng điều hướng đến một trang web / địa điểm cụ thể: Twitter, Blog SEO PowerSuite, British Petroleum, sân bay JFK, quả táo, McDonald ở Seattle.
- Informational (Thông tin). Những từ khóa này được sử dụng để tìm bất kỳ thông tin nào (không phải để mua bất kỳ thứ gì), như: cách diệt gián, cách tắm cho mèo, làm thế nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Commercial investigation (Điều tra thương mại). Từ khóa điều tra được sử dụng để tìm một số sản phẩm đã được so sánh, đánh giá hoặc liệt kê, chẳng hạn như đánh giá iPhone 13, laptop gaming tốt nhất năm 2021, coca cola vs pepsi cola.
- Transactional (Giao dịch). Những từ khóa này báo hiệu sự sẵn sàng mua thứ gì đó từ người dùng: mua giày thể thao giá rẻ, giá tesla y, thuê xe ở Seattle.
Các từ khóa thông tin có khả năng kích hoạt các bài hướng dẫn và cách thực hiện, các từ khóa điều tra là hoàn hảo cho các bài viết, các từ khóa giao dịch sẽ phù hợp nhất với các trang sản phẩm.
Mục đích tìm kiếm của từ khóa được báo hiệu bằng các điểm đánh dấu mục đích tìm kiếm đặc biệt:
Informational | Investigational | Transactional |
những cách tốt nhất để Tôi cần phải đi đâu là gì cách để thế nào Có thể như thế nào làm thế nào để Làm thế nào làm thế nào để tôi làm cách nào để làm thế nào để… với… làm thế nào để xây làm thế nào để thoát khỏi làm thế nào để làm hướng dẫn hướng dẫn làm gì | đối chiếu so sánh với sự so sánh tốt nhất tốt nhất trong thay thế lựa chọn thay thế cho trẻ em cho cặp đôi dành cho nữ dành cho nam cho trẻ em cho nam giới cho người mới cho người cao tuổi cho học sinh cho phái nữ đánh giá các bài đánh giá | mua mua trực tuyến đang bán tôi có thể mua ở đâu nơi để mua mua sắm ở đâu phiếu mua hàng mã giảm giá chiết khấu bán rẻ trong kho giảm giá quá tải đặt trước quảng cáo mã khuyến mại đánh giá đặc biệt với thẻ tín dụng với paypal rẻ rẻ nhất xả kho |
Bây giờ hãy đối chiếu danh sách trên với các từ khóa của chúng ta.
Trong ví dụ dưới đây, ta thấy có một nhóm bar shampoo. Nếu xem xét kỹ hơn sẽ thấy có một số từ khóa có mục đích điều tra thương mại rõ ràng (bao gồm từ khóa đánh giá (review)):
Những từ khóa này có khả năng kích hoạt các trang liên kết hoặc bài đánh giá, vì vậy hãy tạo một nhóm mới và đổi tên cho nhóm để điều hướng dễ dàng hơn. Để đổi tên, bấm chuột phải vào nhóm, chọn Rename the keyword groupvà nhập một tên mới, ví dụ như bar shampoo review .
Nhóm này cũng chứa từ khóa với mục đích cung cấp thông tin:
Bởi vì các từ khóa cung cấp thông tin thường sẽ dẫn đến các bài blog, chúng ta hãy chuyển từ khóa này sang một nhóm mới được gọi là bar shampoo blog hoặc bar shampoo info.
Chúng ta sẽ lặp lại quy trình này với tất cả các từ khóa đã thu thập trước đó để có được danh sách các nhóm từ khóa có cấu trúc tốt:
Bước 3. kiểm tra lại ý định tìm kiếm hiển thị qua kết quả trên công cụ tìm kiếm (SERPs)
Trên thực tế, chúng ta đã có thể ngừng nhóm các từ khóa ở bước trước đó. Tuy nhiên có thể Google sẽ đề xuất các kết quả tìm kiếm khác nhau cho các từ khóa có vẻ như thuộc cùng một nhóm. Nếu chúng ta không tìm ra điều này kịp thời, chúng ta có thể nhắm phải các ý định khác nhau vào một trang. Điều đó sẽ không mang lại thành công.
Vì vậy, để đảm bảo các nhóm từ khóa thực sự đồng nghĩa với Google, chúng ta cần kiểm tra kỹ các SERP chính xác.
Lưu ý: Thao tác này mất rất nhiều thời gian, nhưng thực tế cho thấy nhiều SEO vẫn thường xuyên làm điều này.
Quay lại ví dụ, nhóm tên là dryer balls có ba từ khóa:
Có vẻ những từ khóa này có thể kích hoạt các kết quả tìm kiếm khác nhau, do đó chúng không thể được đặt trong cùng một nhóm.
Để kiểm tra, cần cài đặt plugin giúp trích xuất và tải xuống các URL không phải trả tiền từ SERP. Hãy tải plugin SEO Minion cho trình duyệt Chrome.
Sau khi cài đặt plugin, truy cập Google và tìm kiếm từ khóa đầu tiên của mình. Trong bảng điều khiển của SEO Minion, chọn Download > All organic URLs và bấm vào Go.
Công cụ sẽ tạo một tệp Excel với kết quả từ SERP.
Tiếp theo chúng ta tạo một file mới (Excel hoặc Google Sheets) được sắp xếp theo cách sau:
Cột Count chứa hàm = COUNTIF(B:B,BX), sẽ đếm bao nhiêu lần giá trị trong mỗi BX (X là số) dòng được nhìn thấy trên tất cả cột B .
Sau đó, sao chép các URL đã trích xuất vào cột URL, lặp lại quy trình với hai từ khóa khác của nhóm để có được điều này:
Có thể thấy, các liên kết SERP được truy xuất với từ khóa đầu tiên what are dryer balls không lặp lại thêm nữa. Hai từ khóa còn lại chỉ có hai kết quả phổ biến, nghĩa là những từ khóa này khó có thể thuộc cùng một nhóm ngữ nghĩa. Tuy nhiên, chúng không phải là vô dụng, vậy nên chúng ta sẽ không loại bỏ chúng.
Từ khóa muốn được gán cho một nhóm ngữ nghĩa phải kích hoạt khoảng năm ULR phổ biến trên SERP. Tùy thuộc vào kết quả từ SERP, chúng ta sẽ nhóm lại các từ khóa nếu chúng kích hoạt không có hoặc ít trang phổ biến.
Bước 4. Sắp xếp các nhóm từ khóa theo độ phức tạp
Một số từ khóa dễ xếp hạng hơn những từ khác. Một số có thể được đặt trên các trang khác và vẫn mang lại cho bạn lượng truy cập tốt, trong khi một số lại cần được đặt ở trang có thẩm quyền cao để đem lại hiệu quả. Vì vậy, bạn phải xem xét độ phức tạp từ khóa (keyword difficulty) khi chỉ định nhóm từ khóa của bạn cho các trang.
Để thuận tiện, chúng ta sẽ chia từ khóa của mình thành ba mức độ phức tạp. Để thực hiện, truy cập Target Keywords > Keyword Map trong Rank Tracker và nhấp vào từng nhóm từ khóa để xem điểm trung bình Độ phức tạp của từ khoá:
Khi đã nắm được những nhóm từ khóa nào là phức tạp nhất, chúng ta tiếp tục thực hiện bước tiếp theo.
Trong ví dụ dưới đây, nhóm từ khóa khó nhất có độ phức tạp là 51,6:
Rank Tracker không cho phép bạn gắn nhãn nhóm nên để giải quyết vấn đề, chúng ta chỉ cần đổi tên các nhóm từ khóa bằng cách thêm số vào tên của chúng. Vì dụ, ta đánh số 1 cho tất cả các nhóm từ khóa có điểm từ 51,6 đến tầm 45. Nhấp chuột phải vào nhóm và chọn Rename the keyword group.
Sau bước trên, tên các nhóm từ khóa sẽ trông như sau:
Bước 5. Nhập từ khóa
Chúng ta cũng có thể gán từ khóa cho các trang theo cách thủ công trong Google Sheets hoặc trong Excel phiên bản cũ, nhưng cách làm này sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.
Để tăng tốc quá trình, chúng ta sẽ sử dụng công cụ WebSite Auditor. Công cụ này cho phép nhập tất cả các từ khóa được tìm thấy trong Rank Tracker và thực hiện tất cả các quy trình mapping từ khóa và phân tích chúng nhanh hơn.
Trong WebSite Auditor, chúng ta tạo một dự án cho trang web của mình. Sau đó chọn Page Audit > Keyword Map và chọn Import from Rank Tracker để nhập tất cả các từ khóa và tiến hành chèn chúng vào các trang.
Nếu muốn, bạn có thể chọn thêm từ khóa theo cách thủ công bằng cách chỉ cần nhập chúng vào khung trắng trên giao diện hoặc cũng có thể nhập từ khóa từ file CSV.
Bây giờ chúng ta có tất cả các nhóm từ khóa được liệt kê trong mục Keyword Map từ WebSite Auditor.
Bước 6. chỉ định từ khóa cho các trang
Tiếp theo ta tiến hành chỉ định từ khóa vào các trang. Bước này khá phức tạp và cần xem xét nhiều khía cạnh.
Trong WebSite Auditor, chọn mục page Audit > Keyword Map, nhấp vào bất kỳ nhóm từ khóa nào. Công cụ sẽ tự động đề xuất các trang có liên quan đến nhóm từ khóa này.
WebSite Auditor tính toán mức độ liên quan của một trang dựa trên sự hiện diện của từ khóa trong URL, tiêu đề, thẻ mô tả meta, tiêu đề và mô tả của OG và danh sách các từ khóa mà trang đã xếp hạng. Tuy nhiên, công cụ tự động vẫn có thể mắc lỗi sai, thế nên chúng ta phải kiểm tra các trang được đề xuất theo cách thủ công.
Vậy khi kiểm tra thủ công, chúng ta cần xem xét điều gì?
Mục đích tìm kiếm của từ khóa và trang
Như đã đề cập, các từ khóa khác nhau phục vụ các mục đích tìm kiếm khác nhau, vì vậy chúng được sử dụng trên các trang khác nhau. Đó là lý do chúng ta cần đặt tên cho các nhóm từ khóa với các từ như review, Blog, v.v. để dễ dàng biết được nội dung nào nên gán cho nhóm từ khóa đó.
Trong ví dụ dưới đây, một nhóm từ khóa có mục đích được phân loại theo kiểu cung cấp thông tin và chúng phù hợp với các trang dạng blog. Tuy nhiên các trang mà WebSite Auditor đã đánh dấu là Liên quan (relevant) lại là các trang thuộc các trang danh mục (collections in URLs):
Điều này xảy ra bởi vì các từ khóa của nhóm đã chọn hiện diện trên các trang danh mục của trang web. Nếu bạn muốn kiểm tra xem có trang dạng blog nào có thể phù hợp không, trong mục Keyword Map , nhấp vào biểu tượng kính lúp trên danh sách URL và nhập từ Blog để hiển thị các URL blog từ website.
Sau bước trên, WebSite Auditor đưa ra một số trang dạng blog, tuy nhiên bạn nên kiểm tra thủ công tất cả các blog để xem tại sao công cụ không đề xuất chúng trước.
Điều đầu tiên dễ thấy nhất là tiêu đề của các trang này không chứa bất cứ điều gì về lông bàn chải đánh răng (toothbrush bristles). Khi mở các trang trong trình duyệt, rõ ràng là nội dung của bất kỳ trang nào trong số đó không liên quan gì đến từ khóa của chúng ta.
Chính vì vậy điều cần làm tiếp theo là tạo một trang blog mới cho từ khóa này.
Độ sâu của các lượt click vào trang
Độ sâu của các lần nhấp chuột vào một trang cho biết người dùng hoặc Googlebot sẽ cần bao nhiêu bước để truy cập trang đó từ trang chủ của bạn. Theo quy luật, các trang nằm gần trang chủ có nhiều liên kết bên ngoài hơn và nhiều liên kết nội bộ hơn. Vì vậy, sẽ phù hợp hơn nếu đặt các từ khóa khó hơn trên các trang này.
Quay trở lại ví dụ vừa rồi, hãy cùng xem một trong những nhóm từ khóa phức tạp nhất, 1 túi bánh sandwich (1 sandwich bags).
Vì đây là nhóm từ khóa phức tạp (được đánh dấu 1), các trang cho nó phải được đặt lên trên. WebSite Auditor đã đề xuất một số trang có thể liên quan đến nhóm này, nhưng chúng ta vẫn cần kiểm tra chúng kỹ hơn.
Đối với độ sâu nhấp chuột, ba trang được đề xuất đầu tiên có vẻ phù hợp, nhưng không có trang nào trong số đó phù hợp với từ khóa 100%. Vì vậy chúng ta phải kiểm tra theo một yếu tố nữa:
Nội dung của trang
Rất có thể website chúng ta đang dùng không có bất kỳ trang nào có liên quan đến nhóm từ khóa 1 túi bánh sandwich . Chúng ta hãy truy cập vào một số URLs để kiểm tra thử.
Sau khi click vào, đây là nội dung hiển thị từ trang đầu tiên:
Có thể thấy trang này hầu như không liên quan về túi bánh mì, vì vậy hãy tiếp tục với URL thứ hai.
Nếu ta tra Google từ khóa túi bánh sandwich có thể tái sử dụng, kết quả sẽ như thế này.
Thế nên URL thứ hai cũng hầu như không khớp với từ khóa.
Bây giờ chúng ta hãy xem trang thứ ba trông như thế nào.
Có vẻ như kết quả trả ra gần giống với túi bánh mì, nhưng ở đây có một điều nữa cần xem xét…
Bảng xếp hạng hiện tại của Google
Nếu quay lại WebSite Auditor và kiểm tra xem trang này đã xếp hạng từ khóa nào, chúng ta thấy như sau:
Tất cả các từ khóa xếp hạng cho trang này là về túi stasher, vì vậy tốt hơn hết bạn nên tạo một trang mới cho túi bánh mì để không làm mất lưu lượng truy cập từ các từ khóa đã được xếp hạng.
Hãy kiểm tra một nhóm từ khóa nữa, 2 cốc đựng xà phòng màu hổ phách.
Có thể thấy, trang được đề xuất đầu tiên chứa từ khóa trong tiêu đề, URL và đã được xếp hạng cho từ khóa này. Vì vậy trang và từ khóa hợp với nhau. Tiếp theo chỉ cần nhấp vào nút Map màu xanh lá cây gần URL có liên quan để chỉ định nhóm từ khóa cho trang:
Lưu ý: Trong trường hợp này, mọi thứ diễn ra suôn sẻ vì trang nằm ở vị trí cao trong hệ thống phân cấp URL của trang web, do đó có thể được gán với các từ khóa “độ phức tạp cấp hai”. Nhưng nếu bạn phát hiện ra rằng trang có liên quan được đặt quá sâu so với một từ khóa nhất định, hãy cơ cấu lại trang web để đưa trang lên gần bề mặt hơn và mang lại cơ hội thành công cao hơn với các từ khóa mới.
Xung đột từ khóa
Trong một số trường hợp, một nhóm từ khóa có thể bị gán nhầm đến một số trang. Nếu không làm gì và tiếp tục tối ưu hóa các trang này cho cùng một bộ từ khóa sẽ xảy ra xung đột từ khóa và lưu lượng truy cập, khi các trang của chúng ta cạnh tranh không phải với đối thủ mà là với nhau. Điều này sẽ dẫn đến các vị trí SERP thấp cho tất cả các trang bị xung đột.
Rất may là WebSite Auditor sẽ tự động báo hiệu nếu chúng ta gán một nhóm từ khóa đến nhiều trang:
Chúng ta có thể dễ dàng xác định nguyên nhân và gỡ từ khóa trên các trang ít liên quan hơn.
Như đã đề cập ở trên, chúng ta phải kiểm tra các từ khóa xếp hạng cho một trang mà chúng ta sẽ lập bản đồ từ khóa để tránh xung đột từ khóa trong kết quả.
Bạn phải thực hiện quá trình lọc cho đến khi có tất cả các nhóm từ khóa được gán đến các trang có liên quan trên trang web.
Bước 7. Tối ưu hóa các trang cho các từ khóa được chỉ định
Khi đã gán một nhóm từ khóa đến một trang, chúng ta có thể dùng WebSite Auditor để phân tích nội dung của trang (nhấp vào biểu đồ thanh ở góc trên bên trái giao diện) để xem nó được tối ưu hóa tốt như thế nào cho các từ khóa mới.
Sau đó, chuyển sang mục Page Audit > Content Editor và kiểm tra các bước tối ưu hóa dựa trên phân tích các trang xếp hạng hàng đầu cho các từ khóa đã chọn. Công cụ sẽ đề xuất số lượng từ tối ưu cho trang, những từ khóa nào cần thêm và bao nhiêu, những chủ đề nào cần đề cập, cũng như chỉ ra các cảnh báo tối ưu hóa như thiếu văn bản thay thế cho hình ảnh hoặc không có từ khóa trong tiêu đề hoặc / và mô tả meta.
Chúng ta có thể bắt đầu chỉnh sửa nội dung của trang ngay trong công cụ hoặc có thể xuất file dưới dạng tệp PDF và gửi nó cho người viết quảng cáo.
Kết luận
Mapping keyword không phải là một công việc dễ dàng. Hơn nữa, gán từ khóa không phải là điều bạn làm một lần là xong. Đó là một quá trình khó khăn và không bao giờ kết thúc, vì một bản đồ từ khóa thích hợp sẽ nhanh chóng lộ ra những điểm yếu trong chiến lược nội dung và giúp bạn loại bỏ chúng.
Hướng dẫn này chắc chắn sẽ làm cho việc lập bản đồ từ khóa dễ dàng hơn và nhanh hơn.
Nguồn dịch: https://www.link-assistant.com/news/keyword-map-guide.html