Cách tối ưu website không khó nhưng không phải ai cũng biết tối ưu web chuẩn theo đánh giá của Google. Hãy cùng tham khảo bài viết này để tối ưu website của bạn.
SEO website là một điều cần thiết để giúp các doanh nghiệp bán được sản phẩm và quảng bá thương hiệu đến với người tiêu dùng rộng rãi hơn. Và để SEO website thành công, không thể thiếu được việc tối ưu hóa website.
Vậy làm thế nào để có thể tối ưu hóa trang website một cách hiệu quả nhất? Trong quá trình tối ưu hóa website cần lưu ý điều gì? Và bạn có thể sử dụng những công cụ nào để tối ưu hóa trang website? Xin mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Cách tối ưu website hiệu quả và những điều cần lưu ý.
Trong SEO website, có nhiều người rất quan tâm việc làm thế nào để tối ưu hóa một website hoàn hảo nhất. Tuy nhiên cho đến nay câu hỏi này vẫn chưa có đáp án chính xác nhất.
Nhìn chung, các bạn nên chọn lọc và áp dụng những phương pháp khác nhau để đúc rút kinh nghiệm và lựa chọn phương pháp phù hợp với từng tình huống, tính chất của website.
Những bước tối ưu hóa trang website hiệu quả
Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn những bước để tối ưu hóa website hiệu quả mà chúng tôi thường xuyên áp dụng. Bạn cần thực hiện theo những bước cơ bản sau đây.
Tối ưu các thẻ HTML quan trọng
Để tối ưu hóa một website khi làm SEO, bạn cần phải tối ưu những thẻ trong HTML quan trọng của website, trong đó bao gồm:
- Thẻ Title:
Thẻ title đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong SEO, nhất là khi SEO Onpage. Đó là bởi vì thẻ title sẽ là dòng đầu tiên hiển thị trong kết quả tìm kiếm của 1 website. Như vậy, chúng là yếu tố hấp dẫn người dùng chú ý đến website hàng đầu.
Để tối ưu hóa thẻ title cần phải viết thẻ title bên trong thẻ và có chứa từ khóa của website. Thẻ title cần có độ dài vừa phải và có sự hấp dẫn đủ để thôi thúc người dùng muốn truy cập và tìm hiểu về website.
- Thẻ keyword:
Thẻ keyword là một tag đánh dấu giúp các công cụ tìm kiếm xác định được mục tiêu tìm kiếm thuộc lĩnh vực nào, chủ đề gì. Vì thế thẻ keyword cần được xác định rõ ràng để điều hướng người đọc.
Để tối ưu hóa thẻ keyword cần phải đặt chúng trong thẻ title và trong nội dung bài viết với tần suất xuất hiện phù hợp. Thẻ keyword nên là những từ khóa có ý nghĩa và được đặt tự nhiên, được nhiều người chú ý tìm kiếm.
- Thẻ Meta description:
Thẻ Meta description như một đoạn nội dung vắn tắt và gói gọn nội dung bài viết, giúp người đọc có những ấn tượng đầu tiên về bài viết cũng như website. Thẻ Meta description có chứa từ khóa cần tối ưu. Thẻ này đặt bên dưới thẻ title, trong các thẻ head, có độ dài lý tưởng là từ 140 – 150 ký tự.
- Thẻ Alt:
Thẻ Alt được dùng để hiển thị nội dùng hình ảnh, tương tự như công dụng của thẻ title, nói cách khác, thẻ Alt là thẻ tiêu đề cho các hình ảnh minh họa trong bài viết.
Đây là một trong những thẻ quan trọng đối với việc SEO, đặc biệt là SEO hình ảnh. Vì thế khi tối ưu hóa thẻ Alt, bạn cần chọn nội dung có chứa từ khóa liên quan bài viết và gần sát với nội dung bài viết.
- Các thẻ Heading (H1, H2…H6)
Các thẻ Heading dùng để phân chia và nhấn mạnh từng phần nội dung chính của bài viết. Chúng giống như tạo nên một cấu trúc cho bài viết.
Vì thế mà nhờ các thẻ Heading, các công cụ tìm kiếm sẽ xác định và đánh giá được nội dung bài viết dễ dàng hơn. Khi tối ưu hóa các thẻ Heading, nên để từ khóa chính, từ khóa phụ và những từ khóa liên quan bên trong.
Không được dùng thẻ H1 trùng với thẻ title, mỗi bài chỉ có 1 thẻ H1, 1 hoặc nhiều các thẻ khác, tuy nhiên tối đa thẻ H2 nên chỉ là 5, thẻ H3 là 7 thẻ, …
Tối ưu hóa các URL
URL – Uniform Resource Locator là những đường dẫn liên kết tại các website. Chúng là một yếu tố giúp website của bạn tăng hạng và giữ vững vị trí của mình trên top đầu.
Chúng cũng sẽ giúp bạn tiếp cận với nhiều người dùng và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Để tối ưu hóa các URL cần phải chú ý những điểm sau:
– Độ dài của một URL là từ 10 đến 96 ký tự.
– Chúng phải chứa các từ khóa chính và từ khóa chỉ đặt 1 lần, tránh trường hợp lặp đi lặp lại.
– Bạn không nên chỉnh sửa URL quá nhiều lần, đặc biệt là khi bạn đã index nội dung bài viết lên các công cụ tìm kiếm.
– Bạn nên chuyển những URL động thành URL tĩnh, không chứa các ký tự đặc biệt như *, #, =, @, &, %, ….
– Bạn sử dụng những dấu “-” để phân cách các từ khóa với nhau.
– Không để trùng lặp URL.
– Bạn nên giữ URL luôn đơn giản và dễ hiểu, và nên viết dưới dạng các chữ thường để mang lại hiệu quả cao.
Tối ưu hóa nội dung website
Nội dung bài viết được tối ưu hóa sẽ góp phần cải thiện vị trí của website trên các công cụ tìm kiếm. Vì thế nội dung bài viết phải đạt chất lượng tốt và đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
– Là những nội dung mới, tránh trường hợp sao chép, ăn cắp ý tưởng.
– Từ khóa phải xuất hiện trong bài viết và nên là từ xuất hiện ở 2 dòng đầu cùng 2 dòng cuối cùng của bài viết.
– Mật độ xuất hiện của từ khóa nên là từ 3% – 5%.
– Bạn nên sử dụng những từ khóa liên quan để hỗ trợ cho việc SEO các từ khóa chính.
Các liên kết nội bộ – internal link và vị trí liên kết trong site
Các liên kết nội bộ, hay còn gọi là link nội bộ – internal link là những liên kết trỏ lên 1 trang cùng 1 tên miền. Chúng có vai trò quan trọng trong việc SEO thứ hạng website và từ khóa. Nếu các bạn biết cách đặt những internal link một cách hợp lý sẽ giúp tăng lượng view cho page cũng như giảm bounce rate hiệu quả.
Vì thế mà các SEOer đều chú trọng việc tối ưu hóa các liên kết nội bộ. Khi xây dựng các liên kết nội bộ, bạn cần đảm bảo rằng:
– Duy trì được cấu trúc trang web nông, mỗi trang chỉ nên được tiếp cận trong vòng 2 – 3 lần nhấp chuột từ trang chủ. Việc giảm thiểu những thao tác, rút ngắn thời gian, để người dùng không cần phải nhấp chuột quá nhiều lần mới tới được trang đích sẽ giúp người dùng đánh giá cao về trang web hơn. Bạn có thể sử dụng công cụ WebSite Auditor để kiểm tra độ sâu nhấp chuột của các trang.
– Bạn phải đảm bảo được rằng các trang quan trọng đã được liên kết với nhau. Ngoài ra, số lượng các liên kết nội bộ trên trang web không nên quá nhiều mà chỉ cần xuất hiện hợp lý. Số lượng liên kết nội bộ quá nhiều có thể gây ra những cảnh báo spam từ các công cụ tìm kiếm tới website của bạn. Hơn nữa chúng còn gây nhàm chán cho những vị khách truy cập website.
– Bạn nên sử dụng từ khóa trong các anchor text, chúng sẽ giúp cải thiện thứ hạng từ khóa và tạo sự tự nhiên cho các website khi SEO.
– Vị trí của các liên kết nội bộ: Bạn nên lựa chọn đặt liên kết nội bộ ở những vị trí dễ nhìn và có hiệu quả với người dùng. Họ sẽ chú ý và muốn tìm hiểu nhiều hơn nếu đặt trong sidebars hoặc Footers, …
Trên đây là một số những lưu ý cũng như các bước tiến hành tối ưu hóa trang website cơ bản và hiệu quả mà bạn nên chú ý. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng để tìm hiểu hiệu quả mà chúng mang lại nhé.