Trong thực tế, luôn tồn tại sự khác biệt giữa tối ưu hóa công cụ tìm kiếm địa phương (Local SEO) và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm truyền thống (Traditional SEO). Mặc dù hai công cụ này có sự liên hệ mật thiết với nhau nhưng cả hai có các yếu tố xếp hạng khác nhau.
Và vì có 77% khách hàng sử dụng Google để tìm kiếm những doanh nghiệp địa phương nên tầm quan trọng của Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm địa phương là không thể đánh giá thấp.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm địa phương khác như thế nào? Sự khác biệt chính ở đây có thể kể đến việc Google xếp hạng không chỉ dừng lại là một trong web riêng biệt mà còn là một doanh nghiệp có thực tại địa phương. Hay nói cách khác, đó là các Entity.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng nó mang lại nhiều ý nghĩa khi xem xét yếu tố xếp hạng địa phương mà chúng ta đã biết dựa vào góc nhìn của các Entity.
Xem thêm: Dịch vụ SEO Local
Entity là gì trong tìm kiếm?
Ngày nay, có rất nhiều chuyên gia nói về Entity trong SEO – và xu hướng này dường như là điều phổ biến mới của năm 2021. Các Entity này được Google đánh giá dựa theo nơi mà nó phát triển.
Theo định nghĩa của Google thì Entity có nghĩa là: Một vật hay một khái niệm nào đó nổi bật, độc nhất, được xác định rõ ràng và có thể phân biệt được. Điều này có nghĩa là một Entity có thể là một đồ vật, một con người, một màu sắc, một vị trí,…. Hay nó có thể là tất cả mọi thứ.
Cách mà Google xếp hạng các Entity như thế nào?
Theo Ranking Search Result Based On Entity Metrics (một bằng sáng chế năm 2015 của Google) thì sẽ có 4 yếu tố dùng để xếp hạng cho các Entity.
Tính liên quan
Điểu hiểu hơn về khái niệm tính liên quan, chúng ta cần phải làm mới lại những gì chúng ta biết về Word2Vec. Nói tóm lại, cơ chế này cho phép Google hiểu được các từ ngữ, khái niệm và cách thức mà chúng được kết nối với nhau.
Điều quan trọng nhất ở đây là Google sẽ cố gắng hiểu những khái niệm đó bằng cách đưa chúng vào một biểu đồ vector. Trong biểu đồ này, tất cả những khái niệm có vị trí độc nhất sẽ được xác định bởi các mối quan hệ tương tác.
Lấy ví dụ, thủ đô Rome nằm ở Ý tương tự như Paris nằm ở Pháp. Trong khi cả hai đất nước Ý và Pháp đều có khoảng cách vector đến Châu Âu giống như từ Mexico đến Mỹ.
Vì vậy, đối với Google thì Entity Là tập hợp những sự liên quan với nhau thay vì một khái niệm độc lập nào đó. Vị trí của nó trong “bức tranh” thế giới của Google được xác định bằng sự liên quan giữa Entity này với Entity khác.
Sự phổ biến
Phổ biến là tương đối quan trọng đối với Entity. Ý tưởng chính ở đây là bạn không thể so sánh những số liệu thuộc phạm vi toàn cầu như đường dẫn hay lượt đề cập của Entity trong các thị trường ngách khác nhau vì các thị trường ngách rất khác nhau về mức độ phổ biến của nó.
Do đó, bạn có được một số liệu so sánh chung khi điều chỉnh các tính toán của mình về tầm quan trọng của thị trường ngách bằng cách chia mức độ phổ biến của Entity cho tầm quan trọng của thị trường ngách cụ thể của nó.
Sự đóng góp
Đối ngược lại với sự phổ biến, sự đóng góp tập trung vào một thị trường ngách cụ thể nào đó. Nó sẽ đưa ra mỗi Entity sẽ chiếm bao nhiêu thị phần trong ngành công nghiệp của nó và được xác định bởi những tín hiệu bên ngoài (ví dụ như các đánh giá).
Để đạt được sự đóng góp lớn nhất, Entity của bạn cần những đánh giá và nhắc đến từ những chuyên gia và ý kiến của các lãnh đạo trong ngành công nghiệp đó. Nói ví dụ như, nếu Entity của bạn là một nhà hàng, bạn sẽ cần đánh giá từ những nhà phê bình ẩm thực. Và nếu Entity là một khách sạn, đánh giá từ một blogger về du lịch sẽ giúp mang lại hiệu quả.
Các giải thưởng
Số liệu này được dựa trên các giải thưởng mà Entity đã nhận được. Đó có thể là các giải thưởng trong cuộc sống thực tế như: ngôi sao Michelin cho các nhà hàng, giải Oscar cho ngành điện ảnh, giải Nobel cho các nhà khoa học vân vân. Nói tóm lại, giải thưởng càng danh giá và quan trọng thì sẽ đem lại nhiều giá trị hơn cho xếp hạng của Entity.
Chuyển đổi các Entity sang tối ưu hóa công cụ tìm kiếm địa phương
Khi nói về Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm địa phương (Local SEO), Google không cung cấp nhiều thứ cho chúng ta. Chúng ta biết rằng kết quả tìm kiếm địa phương sẽ chủ yếu dựa vào sự liên quan (relevance), khoảng cách (distance) và sự nổi bật (prominence).
Và trong khi mọi thứ ít nhiều đã rõ ràng với khoảng cách (distance) thì chúng ta nên làm gì với sự liên quan (relevance) và sự nổi bật (prominence)?
Bởi vì mỗi doanh nghiệp địa phương đều là một Entity và Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm địa phương là nói về xếp hạng các Entity.
Sẽ là công bằng nếu chúng ta chuyển đổi những thứ chúng ta biết về Entity một cách chung chung sang tối ưu hóa công cụ tìm kiếm địa phương một cách chi tiết. Nhờ đó mà chúng ta sẽ hiểu rõ hơn rằng những gì nên được tối ưu hóa cho việc tìm kiếm địa phương và cách thức thực hiện.
Vì thế trong phần hướng dẫn tiếp theo, tôi sẽ cố gắng ghi nhớ các Entity trong khi xem xét qua tất cả các yếu tố quan trọng trong tối đa hóa công cụ địa phương từ Khảo sát yếu tố xếp hạng tìm kiếm địa phương năm 2020 thực hiện bởi Darren Shaw.
Chúng ta sẽ thấy được những gì dường như đã và đang xảy ra với ngành công nghiệp hiện tại và nhấn mạnh sự khác biệt như thế nào trong chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm địa phương đóng góp cho sự xây dựng các Entity
Google My Business
Với các doanh nghiệp thì việc liệt kê trên Google My Business quan trọng hơn là một website. Trên thực tế rằng bạn thậm chí không cần một website mà vẫn được liệt kê trên GBM. Theo nhiều chuyên gia thì tầm quan trọng của GBM là giữ cho việc phát triển luôn mạnh.
Điều này thực sự không quá ngạc nhiên vì GMB cho phép bạn gửi tất cả dữ liệu về Entity của mình trực tiếp đến cơ sở dữ liệu Entity của Google. Các yếu tố chính cho việc được liệt kê trên Google My Business sẽ như sau:
Danh mục doanh nghiệp
Hãy chọn một hạng mục mà diễn tả đúng nhất về doanh nghiệp của bạn. Hãy thêm các danh mục cho doanh nghiệp của bạn xác định thị trường ngách và hãy cập nhật các doanh mục một cách thường xuyên vì các danh mục mới sẽ xuất hiện liên tục theo thời gian.
Sử dụng từ khóa chính cho tiêu đề của doanh nghiệp
Điều này sẽ khó hơn nhưng ngược lại, Google sẽ khăng khăng rằng tên danh sách của bạn không được chứa các từ khóa mô tả (cho đến khi từ khoá chính này là một phần tên pháp lý của doanh nghiệp bạn).
Mặt khác, đối thủ cạnh tranh của bạn nếu vi phạm hướng dẫn và thêm vào các từ khóa chính miêu tả sẽ không thể bị đánh bại trên danh sách của Google Map. Bạn cần làm gì nếu bạn không muốn những vị phạm hướng dẫn xảy ra? Hãy báo cáo những kẻ vi phạm đó nhé.
Việc tìm kiếm có được từ địa chỉ thực tế của bạn trong thành phố. Đó là lý do vì sao mà việc có một danh sách riêng cho từng cửa hàng lẻ là điều phải có. Nói về việc xây dựng Entity, câu nói rất hay từ Jason Barnard có ngụ ý rằng: “Google như là một đứa trẻ muốn hiểu mọi thứ.
Việc của chúng ta là dạy nó…Công việc của chúng ta là dùng một góc nhỏ của Internet để Google có thể hiểu, tiêu hoá được và tự tin về sự hiểu biết đó.
Nghĩa là những gì Google hiểu về thương hiệu của bạn là những gì bạn đã dạy cho Google. Do đó mà việc sử dụng GMB một cách tối đa sẽ khó mang lại toàn bộ lợi ích cho bạn. Do đó mà bạn cần đem đến thêm những Entity chất lượng mới để Google có thể thực sự hiểu bạn.
Trong phần blog, chúng tôi đã đưa ra hướng dẫn chi tiết về Google My Business, nơi mà bạn có thể tìm hiểu chi tiết việc thiết lập danh sách, xác minh nó và điền vào đầy đủ các thông tin. Cho bài viết dưới đây thì tôi chỉ nói về các điều cơ bản như:
- Các bài đăng trên Google: Đây là tính năng làm việc như là nguồn thông tin thêm về thời gian thực về Entity của bạn. Hãy tạo các bài đăng mỗi khi bạn có một sự kiện nào đó, một những tri ân đặc biệt, hay những thông tin mà bạn muốn thông báo đến cho khách hàng.
- Hình ảnh và video: những hình ảnh và video chất lượng cao sẽ cho phép Google nhìn thấy được Entity của bạn
- Q&A: tính năng này là nguồn nội dung tuyệt vời đến từ người sử dụng cho Entity của bạn. Và Google phụ thuộc vào phần này khá nhiều, và người tạo ra nội dung này cũng chính là bạn. Hãy là người đầu tiên trả lời các câu hỏi của người dùng về doanh nghiệp của bạn và nhận được lượt bình chọn. Những câu trả lời với nhiều bình chọn sẽ được xuất hiện trên danh sách của GMB. Và chúng tôi chắc chắn rằng bạn muốn Google nhìn thấy câu trả lời tuyệt vời của bạn đầu tiên, chứ không phải là những câu trả lời vô nghĩa từ những người dùng khác. Và cho các tìm kiếm bằng di động, Google sẽ sử dụng các câu trả lời từ phần Q&A như là câu trả lời bằng giọng nói khi mà người dùng tìm kiếm bằng giọng nói. Như vậy, Q&A yêu cầu khá nhiều về sự chú ý cũng như nỗ lực của bạn (và là từ khoá chính).
- Xác minh: là phần mà cho phép Google biết về các thông tin trên hồ sơ trên GMB rằng các thông tin này là đến từ nguồn đáng tin cậy. Như vậy, hãy xác minh thông tin trên GMB để có thêm sự đáng tin cậy nhé.
- Phần thông tin: phần này thì rất rộng và một vài tính năng thì thay đổi dựa theo kiểu doanh nghiệp. Hãy điền từng mục một và hãy nhớ rằng, càng có nhiều dữ liệu bạn cho Google “ăn” thì càng tốt.
Hãy nhớ rằng, trong trường hợp này thì việc bạn tối đa hoá xếp hạng không quan là quan trọng (những nghiên cứu đều chứng minh được rằng Bài đăng Google và hình ảnh có tác động rất ít đến việc xếp hạng, ít nhất là cho đến bây giờ).
Tuy nhiên các Entities sẽ được dùng cho việc tìm kiếm trong tương lai và bạn đang đi đúng hướng. Hơn nữa, điều này sẽ giúp hồ sơ doanh nghiệp của bạn trở nên nổi bật và thu hút sự chuyển đổi.
Phần đánh giá (Reviews)
Phần đánh giá (Reviews) là phần quan trọng thứ 2 trong việc xếp hạng doanh nghiệp địa phương. Hãy nhớ rằng các đánh giá phải là Google Reviews chứ không phải là những review ở những nền tảng khác. Vì sao vậy? Khi mà việc có thêm nhiều nguồn đánh giá dường như sẽ giúp Google có thêm thông tin?
Vâng, dựa vào nguồn cung cấp dữ liệu bên ngoài luôn là một rủi ro đối với doanh nghiệp. Trong khi có được nguồn dữ liệu từ chính bạn đồng nghĩa với việc bạn ít nhiều chứng minh được tương lai.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phần đánh giá (reviews) sẽ bao gồm:
- Điểm đánh giá: hãy nhớ rằng tiêu chuẩn của Google không chỉ có phần chấm sao.
- Chất lượng đánh giá: mọi thứ phải được rõ ràng, càng rõ ràng càng tốt. Và hãy nhớ rằng chất lượng đánh giá không phải là yếu tố duy nhất để xác định xếp hạng.
- Từ khóa chính trong các đoạn đánh giá: nó cần phải rõ ràng.
Xây dựng Entity
Trong ngữ cảnh về Entity, các đánh giá sẽ xác định sự đóng góp bên trong thị trường ngách. Nếu chúng ta xem cả hai là doanh nghiệp và đánh giá như các Entity thì các đánh giá có thể xem là sự bầu chọn từ Entity đến Entity khác.
Các Entity mà gửi các đánh giá (ví dụ như người dùng) cũng có có một mức độ nhất định trong thị trường ngách. Do đó, mà các đánh giá không phải được tạo ra một cách công bằng.
Các đánh giá từ các Entity quyền lực có sự tác động mạnh mẽ hơn đến vị thế của bạn. Vậy các Entity quyền lực này là gì? Đó là những con người có uy tín trong lĩnh vực đó, những nhà phê bình địa phương, những nhà báo, blogger và vân vân.
Ví dụ như, nếu doanh nghiệp của bạn là một tiệm cà phê thì đánh giá của nhà báo Jay Rayner sẽ có giá trị hơn là đánh giá của anh chàng tên Mike ở nhà hàng xóm.
Các đánh giá cũng góp một phần lớn đến từ các nội dung được tạo bởi người sử dụng và giúp Google có thể hiểu rõ hơn về Entity của bạn. Khi nói về điều này, bạn không thể khuyến khích khách hàng của mình viết các đánh giá nhưng có vẫn có thể hướng dẫn họ viết cách đánh giá này.
Ví dụ bạn có thể đưa ra các ưu đãi để họ viết về các đánh giá về sản phẩm cũng như doanh nghiệp của bạn.
SEO Onpage
Đối với đánh giá tự nhiên thì on-page SEO luôn là một yếu tố quan trọng bởi nó là một website được xếp hạng, không phải danh sách GMB. Do đó, bạn không thể bỏ bê Organic rank của bạn và chỉ tập trung vào việc tối ưu hoá tìm kiếm địa phương- đặc biệt nên biết rằng sẽ có mối quan hệ tương quan giữa lượng truy cập tự nhiên và sự phát triển vị thế trong gói local. Các nhân tố xếp hạng chính sẽ bao gồm:
- Số lượng của các nội dung chất lượng: hầu hết các doanh nghiệp địa phương có những website nhỏ, được tạo và xem như một danh thiếp về doanh nghiệp (business card). Do đó mà các doanh nghiệp nỗ lực từng chút một trong việc tạo ra các nội dung sẽ được ưu tiên trên trang công cụ tìm kiếm.
- Sự xuất hiện của các từ khoá chính: ý tưởng cũ nhưng tốt này vẫn vậy nếu bạn muốn được xếp hạng cho một từ khóa cụ thể nào đó và bạn phải nói về từ khóa này trên website của bạn. Và local SEO không phải là một ngoại lệ đối với các hướng dẫn về nội dung tối đa hoá thông thường. Hơn nữa, mọi thứ thì rất đơn giản, và từ khóa như “Gần tôi” có thể hoạt động rất tốt.
Hãy kiểm tra phần hướng dẫn tối đa hoá nội dung để đi sâu hơn vào chi tiết về tối đa hoá on-page.
Xây dựng Entity
Trong ngữ cảnh về entity, nội dung luôn là một cách để thiết lập sự kết nối giữa doanh nghiệp của bạn và các Entity khác mà Google biết. Và bởi vì Entity là một ý tưởng, không phải là từ khoá nên bạn phải tạo and tối ưu hoá nội dung của bạn không chỉ có riêng các từ khoá mà còn là tất cả các chủ đề liên quan đến nó. Nơi nào có thể giúp bạn tìm ra các chủ đề?
- Wikipedia: Google xem Wikipedia là một nguồn thông tin đáng tin cậy và phụ thuộc vào wikipedia rất nhiều khi tạo các mục Knowledge Graph.
- Google Hình ảnh: một khi bạn chuyển sang mục tìm kiếm hình ảnh, bạn sẽ thấy được một hàng các Entity được điều chỉnh có liên quan đến yêu cầu về tìm kiếm của bạn.
- Mục People Also Ask: đây là mục mà Google tạo ra có liên quan đến các từ khóa mục tiêu mà bạn hướng đến.
- Phần mềm tìm kiếm từ khoá chính: sử dụng phần mềm tìm kiếm từ khóa chính như Rank Tracker có thể cho bạn những cảm hứng về từ khoá.
- Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language API demo): là công nghệ cho phép bạn tìm tất cả các Entity được Google xác định trong một đoạn văn bản. Bạn chỉ cần copy nội dung của đối thủ và chạy nó thông qua NLP API. Công cụ này sẽ giúp tìm ra các Entity cho tất cả các ngữ cảnh. Và bạn cần chú ý đến các Entity top đầu với những điểm lớn ở phần Salience.
Hãy tìm cho bạn các định hướng mang tính local cho đặc điểm nội dung của bạn. Từ đó bạn có thể hình thực được sự liên quan giữa Entity của bạn với Entity vùng tại địa phương của bạn. Hãy mở Google Bản Đồ và kiểm tra các nơi này như: công viên, hồ, những địa điểm văn hoá, các quận, khu dân cư… nằm gần với doanh nghiệp của bạn.
Hãy viết về những địa điểm đó và nhắc về nó trong nội dung của bạn. Nếu những địa điểm này có tên gọi nickname và được nhiều biết về nickname này thì đừng quên nhắc về các tên gọi này trong nội dung của bạn nhé.
Hơn nữa, bạn có thể thêm vào bản đồ chỉ dẫn trên website của bạn và chỉ ra các hướng dẫn đến địa điểm của doanh nghiệp của bạn và hãy chỉ ra rằng doanh nghiệp của bạn ở gần địa điểm nào phổ biến nhất.
Một khi bạn tìm ra đủ các Entity để làm đa dạng hơn chủ đề của mình, bạn có thể tiếp tục với phần viết về nó. Khi viết nội dung, hãy nhớ đừng quá tập trung tới từ khoá chính mà thay bằng những ngữ cảnh phía sau các entities này.
Bài nghiên cứu ở trên nhẽ ra phải được ghi đi đủ các thông tin bổ sung về từng thực thể của doanh nghiệp của bạn, và mục tiêu bây giờ là vận dụng các phát hiện này một cách không ngon nhất.
Hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn phải nghe thật tự nhiên như thể bạn đang nói chuyện với một người bạn của mình. Hãy nhớ rằng bạn đang tối đa hoá các Entity chứ không phải các từ khoá chính, và từng ngữ nghĩa của nội dung là rất quan trọng. Hãy đảm bảo rằng bài viết của bạn không trông như một bài viết được viết bản robot.
Và hãy nhớ rằng các nội dung của bạn phải thường xuyên được cập nhật. Và những chủ đề mới phải xoay quanh nội dung về Entity của bạn. Điều sẽ khiến Google hiểu được nội dung của bạn và từ đó các Entity của bạn đáng tin cậy và liên quan hơn.
Hãy làm phong phú website của bạn với các dữ liệu có cấu trúc (structured data). Nghĩa là bạn không chỉ tạo nội dung không mà còn phải làm cho các nội dung này được Google đánh giá là có thể hiểu được. Một lược đồ cho các doanh nghiệp địa phương bao gồm rất nhiều tính năng như: địa chỉ, giờ mở cửa, hồ sơ trên mạng xã hội và rất nhiều thứ khác.
Những điều này sẽ giúp Google nhìn thấy và hiểu tất cả các thông tin quan trọng khi nó thực hiện việc thu thập dữ liệu, do đó mà Google sẽ tin tưởng và xếp hạng doanh nghiệp của bạn cao hơn.
Và hãy đừng quên kiểm tra và xác thực các lược đồ của bạn với công cụ Google’s Structured Data Testing Tool.
Các Local Links
Một lần nữa thì các local links được xem là một trong những yếu tố tự nhiên cho việc xếp hạng doanh nghiệp địa phương. Và hơn nữa, nó rất quan trọng đối với bạn cũng như là doanh nghiệp của bạn. Và những yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng nhất là các link authority và từ khoá chính trong các văn bản neo backlink.
Xây dựng Entity
Trong trường hợp local SEO các cách tiếp cận dựa trên Entity (entity-based), bạn cần những backlines đến từ các thực thể có cùng vị trí.
Làm thế nào để tìm kiếm những backlink tiềm năng nhất tại địa phương của bạn? Đầu tiên, hãy ra ngoài và bắt đầu với mọi thứ mang tính vật lý xung quanh khu vực của bạn. Thậm chí cho dù một doanh nghiệp nào đó không có gì liên quan đến bạn trừ địa điểm, những link này vẫn mang nhiều ý nghĩa.
Sau đó, chuyển những thứ này sang thành liên hệ doanh nghiệp của bạn, đó có thể là đối tác, nhà cung cấp, khách hàng và vân vân.
Một chú ý quan trọng là nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động ở nhiều địa điểm khác nhau mà bạn đang xây dựng các link cho nó, hãy đảm bảo rằng mỗi link cho mỗi địa điểm phải tương ứng với từ địa điểm trên các landing page ở website của bạn.
Điều này giúp gia tăng sự liên quan các Entity và các địa điểm, và đó là điều mà bạn cần có cho việc thực hiện local SEO.
Một cách khác đến làm cho các Entity của bạn mạnh với các link được xây dựng là tối đa hoá các văn bản neo vì Google sẽ dựa rất nhiều vào các văn bản nèo này (anchor texts) và chúng rất tuyệt vời để bạn cũng cố tất cả các thực thể liên quan mà đang thiết lập.
Hãy xem xét việc xây dựng các Entity một cách chiến lược, nhấn mạnh địa điểm, chi tiết về hàng hoá và sản phẩm và khách hàng mục tiêu của bạn.
Biểu hiện về hành vi (Signal behaviours)
Trong local SEO thì sẽ rất khó để nói về vai trò cụ thể của signal behaviour. Ít nhất là vẫn chưa có những nghiên cứu chắc chắn nào về mức độ ảnh hưởng signal behaviours lên local SEO.
Và ý tưởng sử dụng signal behaviours cho xếp hạng local vẫn nghe rất hợp lý, vì thế nó được sử dụng rất phổ biến trong thuật toán xếp hạng. Vâng, ngay khi Google có thể học cách ngăn chặn các thao túng của signal behaviours.
Trích lời của Mike Ramsey trong 2020 Local Search Ranking Factors Survey:
Tôi tin rằng chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều hơn các nhân tố về signal behaviours và các đánh giá ảnh hưởng đến xếp hạng. Nó chậm nhưng vẫn là dấu hiệu chính xác nhất để thể hiện một doanh nghiệp tốt cho đến nay.
Bởi vì khả năng của Google trong việc khám phá được hành vi thật và giả đang tiếp tục và nó sẽ dẫn đến các kết quả tìm kiếm mang tính địa phương tốt nhất.
Các yếu tố về đánh giá của biểu hiện hành vì (signal behaviours) sẽ bao gồm:
- Số lượng tìm kiếm thương hiệu. Nhiều bản báo cáo về SEO nói rằng có mối tương quan giữa sự tăng brand traffic và sự tăng về xếp hạng địa phương. Số lượng tìm kiếm thương hiệu có thể được tăng với các CTA như Google us! thay vì Visit us trên https://www.mywebsite.com/ trong các quảng cáo trực tuyến (online) và ngoại tuyết (offline). Nếu bạn nghĩ rằng đều này là quá để để thao túng thì hãy nhớ rằng, sẽ không có quá nhiều người thực hiện tìm kiếm với một tài khoản Google đang được đăng nhập. Điều này không phải là dễ dàng để thực hiện các tìm kiếm giả mạo với một máy bot đơn giản.
- CTR trong tìm kiếm: Đó là tất cả những gì tối ưu hoá các tiêu đề. Và tất nhiên, không phải trong GMB mà là trên website của bạn. Điều này rất quan trọng cho vị trí tự nhiên của bạn. Áp dụng các cách thức đơn giản từ việc tối ưu hoá các thẻ tiêu đề cho đến các lược đồ đánh dấu để kiếm được các snippet phong phú.
- Nhấp chuột cuộc gọi điện thoại, nhấp chuột chỉ đường, đặt chỗ trực tiếp và đặt chỗ. Nói cách khác thì đó là những gì mà chuyển người dùng đến doanh nghiệp của bạn. Mỗi ngày người click vào các nút này, Google sẽ nhận được một tín hiệu rằng người dùng này có tiềm năng đến địa điểm kinh doanh của bạn trong thực tế. Do đó mà Entity của bạn trở nên phổ biến.
Các nút này được thiết lập thông qua GMB. Để tăng xác suất click vào các nút này thì hãy thiết kế danh sách của bạn thật hấp dẫn và bắt mắt: hãy điền từng tính năng một của các GMB mà bạn tìm thấy như là: các posts, những hình ảnh, phần Q&A, thông tin và vân vân.
Một lần nữa, càng nhiều dữ liệu mà bạn gửi về thì càng tốt. Và cho các nút chuyển hướng, các nút này nên được thiết lập không chỉ riêng ở GMB mà còn nên nhúng vào Google Bản Đồ trên website của bạn.
Xây dựng các Entity
Trong ngữ cảnh các entities thì tín hiệu hành vì thường là về đóng góp (contribution). Nó sẽ cho Google biết rằng mức độ phổ biến như thế nào của doanh nghiệp của bạn trong thị trường ngách trong việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
Và bởi vì trong thực tế thì các doanh nghiệp địa phương cạnh tranh với nhau theo cách ngoại tuyến (offline), không phải only thì tại sao không cố gắng đo các biểu hiện hành vì theo kiểu offline? Đặc biệt là khi các thao tác về offline khó hơn nhiều so với online?
Giả sử có hàng ngàn người sử dụng tài khoản Google trên điện thoại thông minh của họ để tìm kiếm doanh nghiệp của bạn và đây là một biểu hiện hành vì offline. Hiện nay, Google đã sử dụng các dữ liệu này để tạo nên biểu đồ Popular times cho doanh nghiệp của bạn và đưa ra trung bình thời gian nó được tìm kiếm với từng địa điểm.
Do đó mà điều tốt nhất bạn có thể làm để làm mạnh các Entity của bạn với các biểu hiện hành vi. Và nó là như vậy. Hãy thực hiện các chiến lược marketing offline, tổ chức các sự kiện ngoại tuyến và offer thêm nhiều thứ đặt biệt để khách hàng có thể tìm đến địa điểm ngoại tuyến của doanh nghiệp của bạn.
Và thậm chí việc sale ngoại tuyến của đem lại đủ lợi nhuận cho bạn.
Trích Dẫn (Citations)
Khi nói về việc làm Trích Dẫn (Citations), sẽ luôn luôn có 2 yếu tố chính như sau:
- Số lượng trích dẫn. Đó là mà doanh nghiệp của bạn được nhắc đến ở các nền tảng khác ngoài website của bạn.
- Nhất quán của NAP: tất cả các thông tin về doanh nghiệp của bạn thông qua các trích dẫn đề phải nhất quán với nhau, nghĩa là phải giống nhau.
Có thể bạn sẽ bất ngờ về việc thấy các “chữ ký” trong các yếu tố về local SEO trong cuối danh sách này. Tuy nhiên, các chuyên gia về SEO cho rằng yếu tố Trích dẫn ảnh hưởng đến xếp hạng giảm từng năm. Và nó có vẻ rằng các trích dẫn vẫn tiếp tục đưa ra các vị trí trong biểu hiện hành vi.
Theo Darren Shaw, MozCon 2019: Trích dẫn là yếu tố mang tính nền tảng hơn là tăng cường xếp hạng. Bạn sẽ rất khó để tăng xếp hạng nếu thiếu nó nhưng các yếu tố mang tính chiến thuật khác trong tìm kiếm local sẽ có mang đến nhiều khả năng hơn cho việc xếp hạnh.
Theo Greg Gifford, 2020 Local Search Ranking Factors Survey: Trích dẫn, nó thực sự không phải là một yếu tố. Những lúc nó đóng vai trò quan trọng bao gồm a) một doanh nghiệp mới và b) một doanh nghiệp mới chuyển địa điểm.
Xây dựng Entity
Một tip ít rõ ràng nhất trong việc xây dựng Entity với trích dẫn là “tối ưu hoá các giải thưởng”.
Như bạn vừa thấy thì khi xếp hạng các Entity Google sẽ tính đến các Entity đã nhận được các giải thưởng. Trong doanh online và offline thì việc tham gia vào các cuộc thi để giành được giải thưởng cho doanh nghiệp của bạn sẽ xây dựng tên tuổi cho doanh nghiệp.
Sẽ không thể nói với bạn rằng hội thi nào nên tham gia vì với mỗi thị trường ngách thì mỗi giải đấu sẽ có những thước đo khác nhau. Và hãy nhớ đừng quên xuất bản các thông cáo báo chí vào hồ sơ về các thành tựu mà bạn có được. Google có khả năng đánh giá cao những nỗ lực của bạn.
Cá nhân hoá (Personalization)
Rõ ràng rằng một câu hỏi sẽ kích hoạt các SERPs khác nhau từ những thiết bị khác nhau. Đó là SERPs về cá nhân hoá. Google sẽ xem xét yếu tố cá nhân người dùng như: ngôn ngữ, địa điểm và lịch sử tìm kiếm. Nhân tố này không có gì quan trọng đối với việc tối ưu hoá nhưng hãy nhớ rằng nó sẽ dùng cho việc theo dõi kết quả của bạn.
Mỗi khách hàng khác nhau sẽ cho ra các kết quả SERPs khác nhau và khả năng hiển thị doanh nghiệp của bạn cũng sẽ khác nhau với mỗi người. Phân bổ các nỗ lực về tối ưu hoá một cách hợp lý sẽ cho bạn thấy một thước đo kết quả trung bình.
Biểu hiện xã hội (Social Signals)
Đã từ rất lâu rồi thì các biểu hiện xã hội (social signal) sẽ nằm trong cuối danh sách về xếp hạng mang tính biểu hiện. Hơn nữa, chúng đã bị loại bỏ trong cuộc khảo sát gần đây nhất. Vậy lý do cho sự suy giảm này là gì? Có vẻ Google đã có đủ các dữ liệu về nguồn thông tin (chẳng hạn như các đánh giá) nên nó sẽ không cần đến các nhân tố như các trang mạng truyền thông xã hội.
Xây dựng Entity
Khi nói về xây dựng Entity trong social signals, thì nó không đơn giản và rõ ràng. Một hồ sơ mạng xã hội hoạt động tích cực (active) cũng như việc được đề cập trong các hồ sơ khác sẽ nói với Google rằng Entity của bạn đang hoạt động, có tồn tại và mọi người nói về nó. Vì vậy mà nó đáng để được bạn tập trung vào.
Hãy hoạt động tài khoản của bạn một cách tích cực, hãy tương tác với các khách hàng và đưa ra những nội dung hữu ích và xác thực tài khoản của bạn. Mặc dù những hoạt động đó không ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí của bạn trên Google nhưng nó sẽ mang lại kết quả cho doanh nghiệp của bạn trong thực tế, đặc biệt là mức độ phổ biến. Nó sẽ mang đến nhiều hơn các biểu hiện hành vi, thứ mà ảnh hưởng đến vị trí Entity của bạn.
Và cho phần kỹ thuật, bạn phải kết nối mọi hồ sơ mạng xã hội của bạn trên website thông qua sameAs schema markup. Điều này giúp Google thiết lập một kết nối giữa kênh truyền thông thương hiệu của bạn và hiểu hơn về việc bạn là ai.
Nhân tiện nói thêm, các tài khoản mạng xã hội có thể đóng vai trò như một website cho doanh nghiệp của bạn nếu bạn không có một website thực sự. Có nhiều doanh nghiệp thêm các link tài khoản mạng xã hội phổ biến (như Instagram) ở GMB thay vì địa chỉ website.
Proximity
Tất cả những yếu tố ảnh hưởng về xếp hạng địa phương đã được nhắc đến và có vẻ bạn cũng hình dung ra được cách để tối ưu hoá doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, vẫn còn một nhân tố quan trọng nữa, đó là Proximity.
Các tìm kiếm địa phương sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố Proximity: nếu một người dùng tìm kiếm một thứ nào đó giống nhau nhưng ở các địa điểm khác nhau, kết quả cũng sẽ khác nhau.
Và đó là một trong những điều quan trọng nhất cần để nhớ khi thực hiện việc theo dõi các kết quả tìm kiếm. Nếu bạn theo dõi một kết quả tìm kiếm từ một nơi nào đó, bạn sẽ duy nhất nhận được những gì mà người dùng thấy được tại địa điểm đó. Và, chắc chắn rằng, nó sẽ không thể phản chiếu được hết kết quả tìm kiếm của bạn. Đó là lý do tại sao mà các điều sau đây quan trọng:
- Biết được nơi mà người kiểm tra xếp hạng của bạn thực hiện các yêu cầu
- Theo dõi mức độ hiển thị của doanh nghiệp của bạn từ những địa điểm khác nhau.
Nếu bạn đang sử dụng Rank Tracker, bạn có thể tạo và các công cụ tìm kiếm cho một địa chỉ cụ thể trên bản đồ.
Bạn thực hiện như sau: references > Preferred Search Engines và chọn quốc gia địa điểm của bạn and click vào Add Custom gần bên biểu tượng Google. Sau đó nhập địa chỉ bạn mong muốn theo dõi vị trí của bạn từ mục Preferred Location và cho nó một tên ngắn nào đó.
Thiết lập nhiều kênh quan sát xếp hạng theo cách này sẽ giúp bạn kiểm tra mức độ hiển thị khác nhau từ những địa điểm khác nhau trong thành phố của bạn. Hơn thế nữa, bạn sẽ có thể theo dõi nếu nỗ lực tối ưu hoá của bạn có thể giúp bạn tăng bán kính hiển thị của bạn.
Tóm lại
Local SEO là những gì về các Entity và các mối quan hệ giữa chúng trong cả online và thế giới thực. Bạn muốn thành công trên nền tảng online và cả thế giới thực? Bạn muốn thiết lập các mối quan hệ doanh nghiệp online? Hãy làm tương tự như vậy trong thế giới thực. Như là Greg Gifford đã nói: Hãy ra ngoài và thực hiện các hình thức marketing trong thế giới thực và thực hiện tương tự trên nền tảng Internet.
Bằng cách nào mà bạn thành công với local SEO? Yếu tố nào mà bạn cho là quan trọng nhất? Hãy để lại bình luận chia sẻ quan điểm của bạn nhé.